Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

CHUẨN BỊ TIẾNG ANH CHO BƯỚC ĐƯỜNG DU HỌC CỦA BẠN

Hàng năm, theo thống kê của USNEWS.COM, trong năm 2013-2014, có tới gần 900,000 học sinh từ các quốc gia khác đến Mỹ để học tiếng Anh với nhiều mục đích khác nhau không chỉ để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn mà còn để kiếm một tấm vé bước chân vào cánh cửa du học tại Mỹ.

Do ngôn ngữ giảng dạy chính thức tại Mỹ là tiếng Anh hoặc tiếng Anh-Mỹ nên sinh viên quốc tế cũng phải đạt yêu cầu tiếng Anh đầu vào ở một mức độ nào đó để có thể theo kịp các chương trình giảng dạy tại trường.

Môi trường lớp học và hệ thống giáo dục cao đẳng, đại học ở Mỹ rất khác biệt. Bạn cần có vốn tiếng Anh phong phú để có thể theo kịp bài giảng, Sinh viên được khuyến khích tham gia làm việc nhóm, mạnh dạn trình bày quan điểm, ý kiến trong lớp để tạo nên bầu khí sôi động, đồng thời giúp sinh viên có thể nhìn vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau. Song song đó, sinh viên còn phải làm bài kiểm tra, giải các câu đố và làm các dự án. Tất cả những hoạt động này sẽ là yếu tố quyết định điểm số của môn học. 

Ở Mỹ, bạn có thể bắt gặp trường học ở khắp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn, từ trường công đến trường tư với nhiều cấp độ khác nhau.

Bạn nên lựa chọn chương trình Anh ngữ nào?
  • Chương trình Anh Ngữ chuyên sâu tại trường Đại Học và Cao Đẳng
Chương trình đòi hỏi mức độ phải đáp ứng tối thiểu là 18 giờ học mỗi tuần để có thể xin visa du học. Hầu hết các chương trình Anh ngữ chuyên sâu được thiết kế 20-25 giờ học mỗi tuần trên lớp. Sinh viên thường bắt đầu khóa học vào đầu học kỳ như các học sinh bình thường (theo kỳ tháng 1 hoặc tháng 8 hay theo quý như một số trường ở bờ tây thì vào tháng 9, 1 hoặc tháng 3).

Một đặc điểm của chương trình là sinh viên chương trình tiếng Anh có thể ở nội trú trong trường và có thể sử dụng thư viện của trường, các khu vực giải trí và thể thao, cũng như nhiều tiện ích khác. Sinh viên có thể thực hành tiếng Anh với các sinh viên đại học trong khu vực nội trú của trường mọi lúc mọi nơi.

*1 Định Nghĩa:
Trường cao đẳng ở Mỹ không phải là trường trung học hay trung học cơ sở. Chương trình đại học và cao đẳng bắt đầu vào năm thứ mười ba của thời gian đi học, khi sinh viên đã 17 hoặc 18 tuổi hoặc hơn thế nữa.

*2 Định Nghĩa:
Trường Đại Học là một nhóm các trường sinh viên học sau khi tốt nghiệp trung học. Trường cấp bằng cử nhân và bằng sau đại học như bằng thạc sỹ (M.A) hay tiến sỹ (Ph.D).

Ở một vài trường, sinh viên ở trình độ tiếng Anh nâng cao có thể học một vài khóa học cơ bản theo chương trình đại học trước khi hoàn thành chương trình Anh ngữ chuyên sâu. Một lợi ích khác khi tham gia khóa học Anh ngữ chuyên sâu kết hợp với chương trình đại học này là sinh viên với thị thực F-1 có thể làm việc tại trường lên đến 20 giờ một tuần.

Một điều quan trọng cần lưu ý là chương trình Anh ngữ chuyên sâu không phải là một phần của chương trình đại học hoặc cao đẳng, vì vậy sinh viên sẽ có thể có hoặc không nhận được tín chỉ. Sinh viên tham gia học chương trình Anh ngữ chuyên sâu không nhất thiết phải học cao đẳng và đại học sau khi hoàn thành chương trình.

  • Chương trình Anh ngữ tại trường tư thục
Một vài trường tư đào tạo ngôn ngữ Tiếng Anh cũng có chương trình chuyển tiếp lên đại học hoặc cao đẳng tại Mỹ, địa điểm của các lớp đào tạo này thường là ngay tại khuôn viên trường. Một số trường thì lại đặt lớp học tại các tòa cao ốc văn phòng ngay trung tâm thành phố hoặc trung tâm mua bán. (Lưu ý chỉ một vài trường dạy tiếng Anh tư có khu nội trú hoặc giúp bố trí nhà ở cho sinh viên dạng ở cùng gia đình người Mỹ.)

Tại một vài trường tư đào tạo tiếng Anh, sinh viên ở trình độ nâng cao có thể học một hoặc hai khóa học dành cho chương trình đại học tại các trường cao đẳng hoặc đại học liền kề. Nhiều trường còn có chương trình tiếng Anh kết hợp kỳ nghỉ qua đó sinh viên có thể học tiếng Anh khi đi du lịch hoặc tham gia vào các hoạt động khác.

Ở các trường tư, lịch học có thể linh hoạt hơn so với các trường cao đẳng và đại học. Do đó, thích hợp với các sinh viên có kế hoạch học tập ngắn.

Capstone Vietnam là đối tác của StudyUSA tại Việt Nam. Thông qua hệ thống tư vấn du học chất lượng của Capstone Vietnam, các bạn du học sinh tương lai sẽ nhận được sự chăm sóc và tư vấn đầy đủ nhất trước, trong và ngay cả sau khi đã tới môi trường học của Mỹ, Anh, Canada, Thụy Sĩ,… Hàng năm, Capstone Vietnam còn tổ chức rất nhiều các buổi triển lãm quy mô lớn nhỏ để tạo điều kiện tốt nhất cho các bạn học sinh và phu huynh để tìm hiểu về hệ thống du học các nước cũng như nhận được các phần quà, ưu đãi, tư vấn miễn phí … đặc biệt từ Capstone Vietnam và tìm kiếm cho mình cơ hội nhận được các khoản học bổng từ các trường hay tổ chức du học tham gia buổi triển lãm.

*Ngay trong tháng 9 và tháng 10 sắp tới, Capstone xin trân trọng giới thiệu tới các bạn ba buổi triển lãm do Capstone tổ chức:

TRIỂN LÃM CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THÁNG 9/2015
 
Tại Hà Nội
Thời gian: 14h00 - 17h00 ngày 20/9/2015 (Chủ Nhật)
Địa điểm: Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội, 56 Lý Thái Tổ, Q.Hoàn Kiếm - Phòng Thăng Long & La Veranda
 

Tại TP Hồ Chí Minh
Thời gian: 15h00 - 17h30 ngày 22/9/2015 (Thứ Ba)
Địa điểm: Khách sạn Rex, 141 Nguyễn Huệ, Quận 1 - Phòng Lotus
 

TRIỂN LÃM DU HỌC StudyUSA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG HOA KỲ MÙA THU 2015

TP.Hồ Chí Minh: từ 15:00-19:00, Chủ nhật, ngày 4/10/2015 tại Khách sạn Rex (141 Nguyễn Huệ, Q.1)

Đà Nẵng: từ 15:00-19:00, Thứ hai, ngày 5/10/2015 tại Khách sạn Novotel (36 Bạch Đằng, Q.Hải Châu)

Hà Nội: từ 15:00-19:00, Thứ tư, ngày 7/10/2015 tại Khách sạn Hà Nội Daewoo (360 Kim Mã, Q.Ba Đình)

Hải Phòng: từ 15:00-19:00, Thứ sáu, ngày 9/10/2015 tại Khách sạn Nam Cường (47 Lạch Tray, Q.Ngô Quyền)

  
CAPSTONE VIỆT NAM - TRIỂN LÃM DU HỌC CÁC TRƯỜNG NỘI TRÚ & NGOẠI TRÚ QUỐC TẾ MÙA THU 2015

Hồ Chí Minh: từ 17:00-20:00,Thứ ba, ngày 27/10/2015, tại Khách sạn Rex (141 Nguyễn Huệ, Q.1)

Hà Nội: từ 17:00-20:00, Thứ năm, ngày 29/10/2015, tại Khách sạn De L’Opera Hà Nội (29 Tràng Tiền, Q.Hoàn Kiếm)

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Tìm Hiểu Hệ Thống Giáo Dục Ở Hoa Kỳ

Hệ thống giáo dục Mỹ có nhiều lựa chọn ngành học cho sinh viên quốc tế. Sự phong phú về trường, chương trình học và địa điểm mang đến cho sinh viên nhiều sự lựa chọn nhưng nhiều khi cũng sẽ khó quyết định, thậm chí đối với cả sinh viên Mỹ. Khi bắt đầu lựa chọn trường học, điều quan trọng là phải tìm hiểu kỹ hệ thống giáo dục Mỹ. Hiểu biết về hệ thống giáo dục Mỹ sẽ giúp sinh viên đưa ra được những lựa chọn đúng đắn và phát triển kế hoạch học tập của mình.

1.     Hệ thống Giáo dục 12 Năm Học:
§  Bậc Tiểu học và Trung học
Trước khi học chương trình giáo dục bậc cao, học sinh Mỹ có 12 năm học tiểu học và trung học, chương trình từ lớp một cho tới lớp mười hai. Khi sáu tuổi, học sinh Mỹ bắt đầu vào học tiểu học. Sau năm hoặc sáu năm tiểu học sẽ tiếp tục học lên trung học.
Bậc trung học gồm có hai chương trình: một là “trường trung học bậc giữa” hay “trung học cơ sở” và hai là “trường trung học”. Bằng tốt nghiệp sẽ được cấp sau khi tốt nghiệp trung học. Sau khi tốt nghiệp trung học (12 năm), sinh viên Mỹ có thể học lên đại học hoặc cao đẳng. Trường Cao đẳng hoặc Đại học được gọi là “giáo dục bậc cao”.

§  Hệ thống điểm
            Giống như sinh viên Mỹ, sinh viên quốc tế sẽ phải nộp bảng điểm trong quá trình nộp đơn vào trường cao đẳng hoặc đại học, Bảng điểm là văn bản chính thức kết quả học tập của sinh viên. Tại Mỹ, bảng điểm bao gồm cả “điểm” và “điểm trung bình” (GPA), là kết quả học tập sinh viên đạt được. Các khóa học thường được tính điểm theo tỷ lệ phần trăm và sau đó được chuyển đổi ra điểm.
            Hệ thống điểm và điểm trung bình GPA tại Mỹ có thể không dễ hiểu đặc biệt đối với sinh viên quốc tế. Có nhiều cách giải thích cách tính điểm này. Ví dụ, hai sinh viên học tại hai trường khác nhau cùng nộp một bảng điểm cho một trường đại học. Cả hai sinh viên đều có số điểm trung bình là 3.5, nhưng một sinh viên học trường trung học bình thường và sinh viên kia học trường trung học danh tiếng với nhiều áp lực học tập hơn. Trường đại học có thể diễn giải điểm trung bình GPA của hai sinh viên này khác nhau vì hai trường trung học có tiêu chí hoàn toàn khác nhau.
            Vì vậy, cần lưu ý một vài điều quan trọng sau:
-          Sinh viên nên lựa chọn trường tại Mỹ phù hợp với trình độ học vấn trong nước tại thời điểm tìm trường.
-          Tìm hiểu kỹ yêu cầu tuyển sinh tại trường đại học và cao đẳng cũng như từng chương trình cấp bằng vì có thể có những yêu cầu khác nhau.
-          Thường xuyên liên lạc với tư vấn giáo dục hoặc người hướng dẫn của trường để cập nhật thông tin tuyển sinh.
-          Tư vấn giáo dục hoặc người hướng dẫn sẽ giúp sinh viên biết liệu có cần học một hoặc hai năm trước khi được tuyển vào đại học hay không. Nếu sinh viên quốc tế học đại học tại Mỹ trước khi đủ điều kiện học đại học trong nước thì chính quyền và nhà tuyển dụng ở một số nước sẽ không chấp nhận kết quả học tập tại Mỹ.

§  Lịch học
            Lịch học thường bắt đầu vào tháng Tám và tháng Chín và tiếp tục vào tháng Năm hoặc tháng Sáu. Phần lớn học sinh bắt đầu học vào mùa thu vì vậy sinh viên quốc tế cũng nên bắt đầu học vào thời điểm này. Có nhiều điều thú vị khi bắt đầu một năm học mới, sinh viên có thể kết bạn với nhau vào lúc này khi tất cả cùng bắt đầu cuộc sống mới trong giảng đường đại học. Ngoài ra, sinh viên có thể học nhiều khóa học, bắt đầu từ tháng Tám và liên tục trong cả năm.
            Ở một số trường, năm học gồm có hai kỳ hay còn gọi là “se-nesters” (Một vài trường có lịch học ba kỳ, hay còn gọi là “tri-mester”) Ngoài ra, có một số trường theo hệ thống quý gồm bốn kỳ, bao gồm cả kỳ mùa hè không bắt buộc. Thông thường nếu không tính kỳ mùa hè một năm học sẽ gồm có hai semester hoặc ba quarter.

2.     Hệ thống giáo dục bậc cao tại Mỹ - Cấp Bậc Học:
§  Cấp bậc đầu tiên: Đại học
            Sinh viên học cao đẳng hoặc đại học và chưa lấy bằng cử nhân, thì đang học tại bậc đại học. Thường sinh viên mất bốn năm để lấy bằng cử nhân. Sinh viên có thể bắt đầu học lấy bằng cử nhân qua trường cao đẳng cộng đồng hoặc trường đại học bốn năm.
            Hai năm đầu, sinh viên sẽ phải học rất nhiều khóa học khác nhau, thường được biết đến như các khóa học cơ bản: văn học, khoa học, khoa học xã hội, nghệ thuật, lịch sử và nhiều môn học khác. Điều này giúp sinh viên tích lũy kiến thức nền tảng chung phong phú trước khi tập trung học môn chính.
            Nhiều sinh viên lựa chọn lựa chọn học tại trường cao đẳng cộng đồng để hoàn thành hai năm đầu chương trình học cơ bản. Sinh viên sẽ lấy bằng chuyển tiếp Associate of Arts (AA) sau đó chuyển tiếp lên trường đại học hoặc cao đẳng hệ bốn năm. “Môn chính là ngành học mà sinh viên lựa chọn. Ví dụ, ngành học chính của sinh viên là báo chí, sinh viên sẽ lấy bằng cử nhân báo chí. Sinh viên sẽ phải học một vài khóa học bắt buộc cho ngành học để đáp ứng yêu cầu của ngành đó. Sinh viên phải lựa chọn ngành học chính khi bắt đầu học năm thứ ba tại trường.
            Một đặc điểm riêng của hệ thống giáo dục bậc cao của Mỹ là sinh viên có thể thay đổi ngành học chính bất cứ lúc nào. Việc thay đổi ngành học chính khi học đại học là hoàn toàn bình thường đối với sinh viên Mỹ. Thường sinh viên sẽ phát hiện một ngành nào đó học xuất sắc hoặc thích thú. Hệ thống giáo dục Mỹ rất linh hoạt. Cần lưu ý là thay đổi ngành học cũng đồng nghĩa với việc phải học nhiều môn hơn, tốn nhiều thời gian và chi phí hơn.

§  Cấp bậc thứ hai: Sau Đại học lấy bằng Thạc sỹ
            Hiện nay, sinh viên tốt nghiệp đại học với tấm bằng cử nhân có thể thực sự muốn học lên cao học để nâng cao trình độ và phát triển nghề nghiệp. Bằng cấp này là cần thiết cho các vị trí chủ chốt trong khoa học thư viện, kỹ thuật, hành vi sức khỏe và giáo dục.
            Ngoài ra, sinh viên quốc tế ở một số nước chỉ được chấp nhận học ở nước ngoài ở cấp cao học. Sinh viên nên tìm hiểu thông tin liệu có cần kinh nghiệm làm việc ở trong nước trước khi nộp đơn cao học ở Mỹ.
            Chương trình cao học thường do một ban ở trường đại học quản lý riêng. Để được nhận học, sinh viên cần phải có điểm GRE (gradute record examination). Chương trình cao học khác có thể yêu cầu các bài kiểm tra khác như LSAT khi nộp đơn trường luật, GRE hay GMAT cho trường đào tạo kinh doanh, và MCAT cho trường y.
            Các chương trình cao học lấy bằng Thạc sỹ thường hoàn thành trong vòng một hoặc hai năm. Ví dụ, chương trình MBA (thạc sỹ quản trị kinh doanh) là một chương trình phổ biến thường được hoàn thành trong hai năm. Các chương trình thạc sỹ khác như báo chí, chỉ yêu cầu một năm.
            Phần lớn chương trình thạc sỹ được giảng dạy trong lớp học và sinh viên cao học phải viết bài nghiên cứu dài gọi là “bài luận thạc sỹ” hoặc hoàn thành một “dự án thạc sỹ”.
§  Cấp bậc thứ ba: Sau đại học lấy bằng Tiến sỹ
            Nhiều trường coi bằng thạc sỹ là bước khởi đầu trước khi học lên bằng PhD (tiến sỹ). Nhưng tại nhiều trường khác, sinh viên có thể học thẳng lên bằng tiến sỹ mà không cần có bằng thạc sỹ. Để lấy bằng tiến sỹ, sinh viên phải dành ba năm hoặc nhiều hơn. Sinh viên quốc tế có thể dành năm đến sáu năm để hoàn thành bằng tiến sỹ.
            Trong hai năm đầu của chương trình, hầu hết sinh viên học tiến sỹ sẽ lên lớp và tham dự hội thảo. Ít nhất sẽ dành một năm để nghiên cứu và viết bài luận hoặc luận án. Bài nghiên cứu này phải thể hiện được quan điểm, thiết kế hoặc nghiên cứu mới chưa được phát hành trước đây.
            Luận án tiến sỹ là cuộc thảo luận và tóm tắt những nghiên cứu hiện tại về một chủ đề. Hầu hết các trường ở Mỹ cấp bằng tiến sỹ đều yêu cầu sinh viên có thể đọc hiểu hai ngôn ngữ và dành phần lớn thời gian “tại một nơi” để vượt qua kỳ thi chấp nhận vào chương trình tiến sỹ và kỳ thi hùng biện về đề tài tiến sỹ.
§  Đặc điểm của Hệ thống Giáo dục Bậc cao của Mỹ
o   Môi trường lớp học
Lớp học có thể có quy mô lớn với hàng trăm sinh viên hoặc sĩ số nhỏ và hội thảo (thảo luận trong lớp) với chỉ một vài sinh viên. Môi trường lớp học tại trường đại học tại Mỹ rất năng động. Sinh viên sẽ phải chia sẻ kinh nghiệm, tranh luận, tham gia thảo luận trong lớp và thuyết trình trước lớp. Sinh viên quốc tế sẽ nhận thấy đó là những trải nghiệm thú vị nhất trong hệ thống giáo dục Mỹ.
Hàng tuần, giảng viên sẽ yêu cầu sinh viên đọc sách giáo khoa và các ấn phẩm khác. Giảng viên sẽ yêu cầu sinh viên cập nhật thông tin qua việc đọc và làm bài tập giúp sinh viên tham gia thảo luận trong lớp và hiểu bài giảng. Một số chương trình cấp bằng cũng yêu cầu sinh viên dành thời gian trong phòng thí nghiệm.
Giảng viên là người cho điểm sinh viên tham gia lớp học. Điểm được tính dựa trên:
-          Mỗi giảng viên sẽ có yêu cầu khác nhau về đóng góp của sinh viên trong lớp học, nhưng giảng viên khuyến khích sinh viên tham gia thảo luận trong lớp, đặc biệt là các buổi hội thảo trong lớp. Đây là một yếu tố quan trọng để cho điểm sinh viên.
-          Trong quá trình học thường có bài kiểm tra giữa kỳ.
-          Ngoài ra, sinh viên còn được yêu cầu nộp một hoặc nhiều bài nghiên cứu hoặc báo cáo kỳ, hoặc báo cáo thí nghiệm để đánh giá điểm cuối kỳ.
-          Có thể có bài kiểm tra ngắn hoặc giải đố nhanh. Đôi khi giảng viên sẽ yêu cầu làm bài “đố nhanh” mà không thông báo trước. Các bài kiểm tra dạng này sẽ không chiếm tỷ lệ lớn trong điểm số cuối kỳ, mà chỉ để khuyến khích sinh viên tham gia lớp học và làm bài tập về nhà.
-          Kiểm tra cuối kỳ sẽ được diễn ra vào cuối kỳ học.
§  Tín chỉ
            Mỗi một môn sẽ tương đương một số lượng tín chỉ nhất định hoặc số giờ tín chỉ. Số tín chỉ này tương đương với số giờ sinh viên lên lớp cho môn học đó mỗi tuần. Một môn học có khoảng bốn đến năm tín chỉ.
            Chương trình toàn thời gian ở hầu hết các trường có 12 đến 15 giờ tín chỉ (bốn hoặc năm môn một học kỳ) và sinh viên phải hoàn thành số lượng tín chỉ nhất định trước khi tốt nghiệp. Sinh viên quốc tế phải tham gia khóa học toàn thời gian trong suốt học kỳ.
Chuyển tiếp
            Nếu sinh viên đăng ký học một trường khác trước khi tốt nghiệp, số tín chỉ mà sinh viên đã học tại trường đại học đầu tiên sẽ được tính vào số điểm trại trường đại học giúp hoàn thành chương trình học. Điều đó có nghĩa là sinh viên có thể chuyển tiếp sang trường khác mà vẫn tốt nghiệp đúng thời gian.




ü  Để Biết Thêm Thông Tin Chi Tiết Về Việc Đi Du Học, Capstone Vietnam Xin Trân Trọng Kính Mời Các Bậc Phụ Huynh Và Các Em Học Sinh Sinh Viên Đến Với Ba Buổi Triển Lãm do Capstone Tổ Chức:

·         Triển Lãm Các Trường Đại Học Mỹ Tháng 9/2015 Do Linden và Capstone Đồng Tổ Chức Tổ Chức: http://capstonevietnam.com/vi/news/events/1140-trien-lam-cac-truong-dai-hoc-my-thang-9-2015

·         Triển Lãm Các Trường Nội Trú Và Ngoại Trú Quốc Tế Tháng 10/2015:
http://capstonevietnam.com/vi/news/fairs/1127-capstone-viet-nam-trien-lam-du-hoc-cac-truong-noi-tru-ngoai-tru-quoc-te-mua-thu-2015

·         Triển Lãm Các Trường Cao Đẳng Và Đại Học Tháng 10/2015 :
http://capstonevietnam.com/vi/news/fairs/1126-trien-lam-du-hoc-studyusa-cac-truong-dai-hoc-va-cao-dang-hoa-ky-mua-thu-2015





Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Single-Sex School: Nên hay không?

Trước hết, chúng ta cần hiểu khái niệm “SINGLE-SEX SCHOOL” là gì?



Nói đơn giản, đây là những trường chỉ nhận học sinh nam hoặc học sinh nữ. Như trước đây ở Hà Nội có trường nữ sinh Đồng Khánh (nay là trường THCS Trưng Vương).



Hiện nay các trường single-sex đã “tuyệt chủng” tại Việt Nam, nhưng ở Mỹ, nhiều trường trung học và đại học hiện nay vẫn duy trì mô hình này, trong đó có cả những trường có tiếng như Wabash (nam), Weslayan, Bryn Mawr, Smith, Mount Holyoke (nữ)... Thậm chí trong giới đại học của Mỹ còn tồn tại “7 sisters” - nhóm 7 trường nữ lâu đời và danh giá, từng được coi là đối thủ cạnh tranh với Harvard, Yale,...


Cá nhân tôi, khi nhập học vào Mount Holyoke College, cũng từng băn khoăn về việc này. Tuy vậy, sau một năm nhìn lại, tôi không hề hối hận với quyết định của mình.


Việc học tập trong một môi trường toàn nữ từng khiến tôi lo lắng, vì người ta vẫn thường cho rằng nhiều cô gái tập trung lại một chỗ thì sẽ kết bè kết phái, ghen ghét, kèn cựa. Nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại: không khí trong trường tôi lúc nào cũng vui vẻ, đoàn kết. Chúng tôi thường nói với nhau rằng: Con gái ra đời đã bị nhiều sự bất công trong xã hội rồi, nên trong môi trường này chúng ta phải đoàn kết, che chở cho nhau, chứ không thể cũng so bì, ghét bỏ nhau được. Các cô gái trong trường gọi nhau là “chị em” và thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau. Thậm chí ngay cả một số hoạt động truyền thống của trường cũng nhằm gây dựng tình đoàn kết giữa học sinh. Ví dụ, khoảng giữa tháng 9, chúng tôi có một hoạt động gọi là Elfing, trong đó học sinh năm thứ hai sẽ bí mật trang trí cửa phòng và tặng kẹo cho học sinh năm nhất vào ban đêm trong suốt một tuần, và chỉ tiết lộ ai là người tặng vào ngày cuối cùng của tuần lễ. Hoạt động này luôn được mong chờ trong năm, và được coi là một cách dễ thương để thể hiện sự chào đón của học sinh năm thứ hai tới học sinh năm thứ nhất.


(Qua trao đổi với bạn Trần Việt Anh ở trường nam sinh Wabash, tôi được biết rằng  các bạn cũng coi việc tạo dựng mối quan hệ “anh em một nhà” giữa các học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa và các “Hội nam sinh” của trường, giúp các bạn thân thiết với nhau hơn. Tôi cho rằng, đây là một đặc điểm của các trường single-sex: tăng thêm tình đoàn kết trong toàn trường thông qua việc tạo dựng những mối quan hệ “anh em”, “chị em” giữa các sinh viên.)


Môi trường chỉ có một giới tính cũng giúp chúng tôi thoải mái hơn với nhau. Bởi không có người khác giới trong lớp học (ngoại trừ giáo viên), chúng tôi có thể thoải mái thảo luận với nhau về những chủ đề “nhạy cảm” như sức khỏe giới tính, bình đẳng giới, nữ quyền,... Ngay cả trong môi trường sống cũng vô cùng thoải mái, không phải lo lắng đến việc chăm chút cũng như những nhận xét có phần “vô tâm” và thiếu sự đồng cảm về ngoại hình của người khác phái. T


Đối với nữ giới, các trường single-sex còn là “cái nôi” giúp tôi luyện sự tự tin và khả năng lãnh đạo. Với nhiều cô gái, đặc biệt là con gái Á Đông, chúng ta thường khuyến khích họ phải e lệ, khiêm tốn, trong khi đó con trai thì được khuyến khích tự tin và mạnh mẽ. Bởi vậy, khi học trong cùng một môi trường, con gái thường gặp khó khăn hơn trong việc thể hiện khả năng lãnh đạo hay phát biểu ý kiến so với con trai - đây là điều mà một số nghiên cứu đã chứng minh (Askew and Ross 1988; Howe 1997; Francis 2004). Trong môi trường toàn nữ, chúng tôi không phải lo lắng cạnh tranh về sự cạnh tranh đó. Cơ hội thử khả năng lãnh đạo - trong lớp, trong các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ trường hay ngay cả nơi làm thêm trong trường - cũng tăng lên đáng kể. Lâu dần, những trải nghiệm này khiến con gái chúng tôi tự tin rằng mình hoàn toàn có khả năng lãnh đạo (ví dụ điển hình là bà Hilary Clinton - cựu học sinh trường nữ sinh Wellesley).


Một số người cho rằng đây là cơ hội tốt để học tập vì không bị phân tán tư tưởng, một số người lại không thích môi trường single-sex vì cho rằng học sinh sẽ bị hạn chế khả năng giao tiếp với người khác giới. Trên thực tế, mặc dù 100% học sinh là nữ (hoặc nam) khiến việc tiếp xúc với “phe bên kia” sẽ hạn chế hơn so với ở những trường có cả nam và nữ, việc giao tiếp với người khác giới không phải là không có- thậm chí, bạn còn thường xuyên tiếp xúc với họ. Trước hết, giáo viên và nhân viên của trường không phải chỉ toàn nữ hoặc toàn nam - trường nam sinh hoàn toàn có thể có đến một nửa số giáo viên/nhân viên là nữ, và ngược lại. Thêm vào đó, một số trường có thể đặt cạnh những trường cả nam và nữ, do đó không hề thiếu học sinh của trường bên kia đến học một số lớp hoặc tham gia các hoạt động của trường single-sex, và ngược lại. Ví dụ như Mount Holyoke: trường nằm trong cụm năm trường gần nhau trong khu vực, cho phép học sinh tự do qua lại lẫn nhau để học tập hoặc tổ chức hoạt động ngoại khóa. Trong thời gian theo học tại Mount Holyoke, chúng tôi vẫn thường xuyên gặp được các bạn nam đến học văn học hoặc khoa học tại trường mình, hoặc tại các buổi tiệc. Vậy nên,  bạn không phải lo lắng về việc thui chột khả năng giao tiếp với người khác phái , bởi cũng như bất cứ việc gì khác ở đại học, “When there is a will, there is a way”, và tất cả phụ thuộc vào việc bạn có muốn hay không.


Vậy học tại trường single-sex, nên hay không? Đây là câu hỏi mà mỗi cá nhân sẽ có câu trả lời cho riêng mình. Theo kinh nghiệm cá nhân, mình chắc chắn rằng các trường single-sex không hề thua kém bất cứ trường nào về chất lượng lẫn những cơ hội nó mang lại cho học sinh. Nếu bạn cảm thấy dễ chịu trong một môi trường “chỉ toàn phe mình”, tại sao không?

Người viết: Đặng Hoài Thu - Mount Holyoke College khóa 2018

Du học Mỹ và vấn đề “Sốc văn hóa”


Du học luôn là giấc mơ cháy bỏng của nhiều bạn trẻ, dù còn đang ngồi trên ghế nhà trường hay đã tốt nghiệp và có việc làm. Giấc mơ đó lại càng hiện hữu hơn khi bạn đã kiếm được cho mình một suất học bổng, hoặc nhận được sự hậu thuẫn về tài chính của gia đình. Mọi việc cần làm còn lại chỉ là “xách ba lô lên và đi” thôi phải không?

Thực tế là, ngoài những hành trang như tiền bạc, sách vở, áo quần… bạn nên trang bị thêm cho mình những hiểu biết cơ bản về đất nước và nền văn hóa nơi mình sắp đặt chân tới, để đối phó với hiện tượng “sốc văn hóa” mà ai trong số chúng ta, ít hay nhiều, chắc chắn sẽ gặp phải khi tiếp xúc với cuộc sống ở một xã hội cách nhà mình nửa trái đất! Sốc văn hóa có những giai đoạn thường gặp như sau:
  • Đầu tiên là giai đoạn “tuần trăng mật”: khi bạn còn đang khá hứng thú và bị “quyến rũ” bởi nền văn hóa mới, những người bạn mới gặp, ẩm thực địa phương,.v.v…
  • Sau đó, bạn sẽ đối mặt với giai đoạn “khủng hoảng”: đó là khi ý nghĩ mình xa gia đình đã thực sự hiện hữu, bạn cảm thấy choáng ngợp bởi sự khác biệt giữa hai nền văn hóa, đôi khi là sự sợ hãi, mất kiên nhẫn với thực tại, băn khoăn không biết mình sẽ có thể thích nghi hay không. Xen vào đó còn là nỗi nhớ nhà và nhớ gia đình đến cồn cào.
  • Kế đó là giai đoạn “thích nghi”: Nhưng đừng lo, giai đoạn “khủng hoảng” rồi cũng sẽ qua đi và thay vào đó là tâm lý thích nghi với hoàn cảnh. Bạn sẽ dần quen với cuộc sống hiện tại và sẽ tự điều chỉnh để bản thân có thể phù hợp với cuộc sống mới.
  • Và cuối cùng là giai đoạn “làm chủ”: Có nghĩa là bạn đã vượt qua ba giai đoạn trên một cách thành công, đồng thời đã có thể “làm chủ” được những cảm xúc và nếp sống của mình ở môi trường mới. Điều này không có nghĩa bạn hoàn toàn bị cải hóa và quên đi nơi mình đã sinh ra. Thay vào đó, bạn sẽ thấy mình đang rất may mắn khi được tiếp xúc và mở mang đầu óc trước những kiến thức văn hóa mới, trong khi vẫn hướng về những giá trị gốc gác của quê hương đã trở thành tiềm thức.

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Nguồn tài chính để du học (Part 2)


Ban cn phi bt đu lên kế hoạch tài chính ít nht 12 tháng trước ngày d đnh nhp hc ti Hoa Kỳ. Quá trình tìm ngun tài chính đ hc đi hc bao gm:
  • Làm h sơ xin hc đt yêu cu;
  • Ước tính kh năng tài chính cá nhân;
  • Tìm nhng ngun h tr tài chính mà bn đ tiêu chun xin hưởng;
  •  Tìm các gim thiu phí tn hc tp.
Ước tính kh năng tài chính cá nhân:
Bn hãy hi ý cha m và nhng người trong gia đình có kh năng bo tr cho bn đ biết h có th đóng góp bao nhiêu tin mi năm cho vic hc tp ca bn. C gng huy đng ti đa t ngun tin gia đình bi vì hu hết các hc bng, nếu có, ch có th trang tri mt phn trong toàn b chi phí hc tp và sinh hot phí và hơn na, có th chưa cp cho sinh viên quc tế năm th nht.
Tìm ngun h tr tài chính:
Tt c các loi hc bng và h tr tài chính cho sinh viên quc tế đu có tính cnh tranh rt cao và đòi hi người th hưởng phi có thành tích hc tp xut sc. Hai thut ng "hc bng" và "h tr tài chính" thường được dùng vi nghĩa như nhau, nhưng thc ra tin hc bng được cp da trên thành tích, bao gm kết qu hc tp xut sc, năng khiếu trong th thao hoc ngh thut biu din, hoc có th là công tác phc v cng đng hay kh năng lãnh đo. H tr tài chính là khon tr cp da trên nhu cu tài chính ca sinh viên, th hin qua các giy t chng minh v thu nhp, tài sn gia đình và các yếu t khác. Dưới đây là các loi h tr tài chính dành cho sinh viên quc tế mun du hc ti Hoa Kỳ.
Ngun tài tr trong nước
Bn hãy tìm kiếm các ngun tài tr trong nước, có th t Chính ph, doanh nghip, hoc các qu. Mc dù không phi nước nào cũng có đ các ngun tài tr này, nhưng nếu nhn được hc bng ca các t chc trong nước bn s đ bt gánh nng v chi phí hoc tp.
Ngun tài tr t các trường ti Hoa Kỳ
Bn hãy liên h vi mt chuyên viên tư vn giáo dc Hoa Kỳ đ biết cách tìm ngun h tr tài chính dành cho sinh viên quc tế. Nếu tìm sm, tìm k, và có kỳ vng hp lý, bn s có nhiu cơ hi hơn. Đng nghĩ rng trường nào cũng cung cp h tr tài chính. Thc ra, chưa đến mt na s trường dy chương trình c nhân có h tr tài chính dành cho các sinh viên không phi là công dân hoc cư dân ca Hoa Kỳ. Xin bn hãy nh k là h sơ tài chính dành cho sinh viên Hoa Kỳ khác vi h tr tài chính dành cho sinh viên quc tế. Đng quên báo cho phòng tuyn sinh biết quc tch ca bn và xin h cung cp thông tin v h tr tài chính dành cho sinh viên quc tế. Thông thường h tr tài chính được cp dưới nhiu hình thc nhưu tr cp, hc bng, và đôi khi là tin cho vay hoc các chương trình làm vic bán thi gian.
Ti các trường đi hc công hoc các trường giáo dc chuyên nghip trong các ngành ngh như k thut, qun tr kinh doanh, và y tế, sinh viên rt hiếm khi được h tr tài chính. Các trường đi hc khoa hc và nhân văn có th có nhiu h tr tài chính hơn.
Khi tìm kiếm ngun tài tr ca các trường, trước hết bn lp mt bng gm các trường mình mun hc. Vi tng trường, bn ghi ra các phí tn hàng năm (như đã nêu trên), sau đó là mc h tr tài chính trung bình và s sut h tr tài chính. Bng này s giúp bn đi chiếu và biết ngay h tr tài chính trường nào có li nht cho bn, đng thi loi ra khi danh sách các trường mà nếu được tiếp nhn bn s không có được mc tài tr mình cn.
Nhng cách gim thiu chi phí hc tp:
        Chn trường có li nht: Hãy tìm nhng trường đem li cho bn cht lượng giáo dc tt nht vi chi phí thp nht.
        Hc rút ngn thi gian: Nếu ch cn hc ba năm đ hoàn tt mt chương trình c nhân bn năm, bn s tiết kim được hàng ngàn đôla. Sinh viên có th rút ngn thi gian hc ca mình bng cách:
- Hc trước trong nước nhng chương trình tương đương trình
đ đi hc đ được cng thêm tín ch loi chuyn tiếp hay được hc
vượt cp;
- Hc mt s khóa ti mt trường cao đng cng đng trong vùng
nếu mc hc phí thp hơn và có các tín ch có th chuyn tiếp;
- Hc các lp hè, nếu có;
- Mi hc kỳ hc tăng thêm mt khóa.
        Gim hc phí: Mt s trường có th xét đim s năm th nht ca bn và cho gim mt phn hc phí. Nh hc khá, bn có th tiết kim hàng ngàn đôla.
        Gim chi phí sinh hot: Làm công vic giám th ni trú có th giúp bn tiết kim hàng ngàn đôla sinh hot phí. Sng bên ngoài vi người thân hoc bn bè cũng giúp tiết kim được tin nếu có nơi phù hp và giao thông công cng thun tin.
        Hc chương trình đi hc đi cương ti các trường cao đng cng đng: Nhiu sinh viên tiết kim hàng ngàn đôla hc phí bng cách hc hai năm cao đng cng đng sau đó chuyn tiếp lên các trường đi hc bn năm đ hoàn tt chương trình.
(Ngun: Nếu bn mun du hc ti Hoa Kỳ - Quyn 1 - Education USA- NXB Thanh Niên)

 Nguồn: Capstone Việt Nam